Cán bộ, đảng viên tiếp tục phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua việc lan tỏa thông tin tích cực
Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” khẳng định: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.
Trong cuộc sống và công việc thường ngày, chúng ta nghe nói nhiều về việc lan tỏa thông tin tích cực, nhưng thế nào là thông tin tích cực và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc lan tỏa thông tin tích cực không phải ai cũng hiểu rõ để thực hiện đồng bộ. Trên thực tế, trước khi đặt ra vấn đề trách nhiệm của mình thì cán bộ, đảng viên trong vai trò là một công dân cũng phải luôn quan tâm đến việc lan tỏa thông tin tích cực để góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
* Thế nào là thông tin tích cực
Có thể hiểu, thông tin tích cực là thông tin đúng đắn, chính xác về một sự việc, một nhân vật, một mô hình, một giải pháp hay, có ý nghĩa, có giá trị. Thông tin đó có thể gieo cho người đọc những nhận thức, tình cảm tốt đẹp; có thể thúc đẩy người tiếp nhận có suy nghĩ tích cực, từ đó có hành vi tích cực; cung cấp cho người đọc những kiến thức và nhận thức đúng đắn, phù hợp, có ý nghĩa thiết thực. Ví dụ bài viết được chia sẻ và đăng tải trên trang CHÂU THÀNH 89 có tựa đề “5 học sinh THCS dũng cảm và mưu trí kịp thời cứu được 2 em nhỏ bị cuốn trong dòng nước xiết”; “5 ý tưởng và 5 dự án vào vòng chung kết cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2024”; “Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở tận tâm” viết về tấm gương tận tâm cống hiến trong công tác chăm lo cho phụ nữ và trẻ em của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội LHPN xã Phú ngãi Trị (huyện Châu Thành),... Những bài viết được chia sẻ này khi tiếp cận được với nhiều bạn đọc hẳn sẽ thúc đẩy những suy nghĩ tích cực, những nhận thức, tình cảm tốt đẹp, có thêm động lực nuôi dưỡng ý chí, nghị lực, niềm tin trong hầu hết người tiếp nhận thông tin.
* Vì sao phải chủ động lan tỏa thông tin tích cực?
Chủ động lan tỏa thông tin tích cực thực chất là việc chủ động đăng tải, chia sẻ các thông tin tốt, thông tin chính thống, thông tin có tính định hướng dư luận xã hội để lan tỏa những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, những câu chuyện mang giá trị nhân văn, nêu gương người tốt - việc tốt nhằm tạo ra xu hướng tích cực trên báo chí, Internet, mạng xã hội, từ đó tạo ra sự “cạnh tranh”, “lấn át” nhất định đối với các thông tin tiêu cực, thông tin xấu, độc, góp phần định hướng dư luận xã hội và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Xuất phát từ thực tiễn phát triển và nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin vào công việc và cuộc sống, nên Internet và mạng xã hội ngày nay đang trở thành môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch, phần tử xấu sử dụng tuyên truyền các thông tin độc hại, quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên Internet, mạng xã hội đăng tải, phát tán những bài viết, video clip có nội dung sai trái, phản động trên không gian mạng. Trong đó, tập trung xuyên tạc, công kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là đường lối đổi mới, chính sách đối nội, đối ngoại, quan điểm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế; phủ nhận lịch sử và thành quả cách mạng Việt Nam; xuyên tạc, phủ nhận chế độ XHCN và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; bôi nhọ hình ảnh, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam; bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Những luận điệu trên không chỉ gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang, hoài nghi trong dư luận mà còn tác động và ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội, đến nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, để ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bên cạnh việc ngăn chặn, triệt phá, xóa bỏ thông tin xấu, độc, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần phải chủ động tăng cường tuyên truyền thông tin tích cực, thông tin chính thống, thông tin có tính định hướng dư luận xã hội trên các cơ quan báo chí, trên Internet, mạng xã hội, mà gần nhất là các trang Fanpage của tổ chức chính trị, các trang - nhóm facebook, trang thông tin điện tử của mỗi cơ quan, đơn vị mà cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đó đang công tác và sinh hoạt thường kỳ.
Các thông tin tích cực được đăng tải, chia sẻ trên Fanpage và các trang, nhóm Facebook chính thống của huyện Châu Thành: CHÂU THÀNH 89, NGƯỜI CHÂU THÀNH, CHÂU THÀNH QUÊ TÔI, CHÂU THÀNH
* Chủ động lan tỏa thông tin tích cực như thế nào?
Với tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; Nghị quyết số 35-NQ/TW còn nhấn mạnh: “Gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả, kết hợp giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài”. Thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã sử dụng nhiều hình thức, cách thức, phát động nhiều phong trào và cuộc vận động với những mô hình hay, cách làm tốt, hiệu quả thiết thực, ý nghĩa nhằm lan tỏa thông tin tích cực đến với quần chúng nhân dân, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cụ thể:
- Vận động cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, đoàn viên, thanh niên sử dụng các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội cá nhân đăng tải, chia sẻ các thông tin chính thống, thông tin tích cực, đồng thời không đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng lên các trang cá nhân.
- Thực hiện vào các trang, nhóm facebook công khai của huyện, đó là trang CHÂU THÀNH 89, NGƯỜI CHÂU THÀNH, CHÂU THÀNH QUÊ TÔI, CHÂU THÀNH, bằng cách: từ trang facebook cá nhân, vào biểu tượng tìm kiếm (hình tròn kính lúp) rồi nhập tìm các trang trên, sau khi đã vào được trang cần tìm thì bấm “Thích” hoặc “Theo dõi”; sau đó kéo xuống phía dưới sẽ có rất nhiều bài viết được đăng tải và thực hiện like, bình luận, chia sẻ các bài đăng mà bản thân thấy hay và tâm đắc.
Ví dụ khi tìm trang CHÂU THÀNH 89
* Làm thế nào để lan tỏa thông tin tích cực có hiệu quả?
Một là, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, nhất là người đứng đầu và cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lan tỏa thông tin tích cực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hai là, mỗi cán bộ, đảng viên, thanh niên, quần chúng nhân dân cần chủ động, tích cực đăng tải, chia sẻ thông tin tốt, thông tin tích cực trên các trang cá nhân, các nhóm công việc. Tích cực sử dụng tài khoản trang cá nhân để đăng tải, chia sẻ các thông tin tích cực, thông tin tốt, thông tin chính thống nhằm lan tỏa những việc làm, những hình ảnh đẹp, câu chuyện hay, việc làm nhân văn, ý nghĩa trong xã hội đến với cộng đồng.
Trên trang mạng xã hội của mình, mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực kêu gọi, động viên người thân, bạn bè, nơi cư trú chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách, các cuộc vận động, nhất là các nội dung có tính thời sự, đang cần sự tham gia của đông đảo người dân,… qua đó hướng mọi người tới các giá trị cao đẹp, sống có lý tưởng, có hoài bão, có ích, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần phản bác các thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, tích cực giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thông tin tốt, có ích về địa phương, cơ quan, đơn vị, về huyện Châu Thành – tỉnh Long An và đất nước Việt Nam… Việc góp phần lan tỏa những thông tin tốt, hình ảnh đẹp, câu chuyện hay đó không chỉ giúp người khác thưởng lãm mà còn có thể tác động đến suy nghĩ, tình cảm, hành động của họ, từ đó ngày càng có thêm nhiều hành động tích cực khác trong cộng đồng.
Ba là, tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức trong việc lan tỏa thông tin tích cực; triển khai xây dựng hệ thống các trang thông tin điện tử, trang fanpage, trang Facebook của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến các xã, thị trấn nhằm tạo thành hệ thống thông tin tuyên truyền xuyên suốt, liên tục và duy trì đồng bộ.
Là một cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở của địa phương, chúng ta cần tiếp tục phát huy đức tính gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn và khi thực hiện chia sẻ thông tin, đăng tải hình ảnh… trên mạng Internet và mạng xã hội. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rằng mỗi thông tin, mỗi trạng thái (status) mình đăng tải “có ích gì cho ai không?”, chứ không phải nghĩ đến câu hỏi “có hại gì cho ai không?”, bởi trách nhiệm của chúng ta là làm lan tỏa thông tin tích cực đồng thời tìm cách hạn chế, đẩy lùi các thông tin tiêu cực, xấu độc./.
Các tin khác
- Châu Thành tổ chức Hội nghị sơ kết 09 tháng hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 huyện (17/10/2024)
- Đấu tranh với những biểu hiện “Phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng” trong Quân đội (27/08/2024)
- Nhận diện, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (15/08/2024)
- Châu Thành tập huấn kỹ năng sử dụng mạng xã hội, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng (25/07/2024)
- Hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong 6 tháng đầu năm 2024 của huyện đạt nhiều kết quả tích cực (25/07/2024)
- Vạch trần luận điệu xuyên tạc chính sách đối với Thương binh - Liệt sĩ, người có công (17/07/2024)
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta (17/06/2024)
- GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG THẾ HỆ TRẺ GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐẤU TRANH, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI (21/05/2024)
- Tự phê bình và phê bình trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng (18/05/2024)
- “Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng” – từ lý luận đến thực tiễn ở xã An Lục Long (11/05/2024)
Trang đầu 1 2 3 4 Trang cuối