Thông báo

Văn hóa trong việc thực hiện Chương trình sản xuất thanh long bền vững huyện Châu Thành

12/10/2023 10:14:2AM
Màu chữ Cỡ chữ

Năm 2023, Huyện ủy Châu Thành tổ chức “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Châu Thành” gắn với thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của từng cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, Đảng bộ và người dân Châu Thành kế thừa những thành quả đạt được để thực hiện Đề án phát triển huyện bền vững huyện Châu Thành (Đề án 01-ĐA/HU ngày 27/9/2021); trong đó, để huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 2025, Đảng bộ và người dân phải quyết tâm phấn đấu hoàn thành Chương trình sản xuất thanh long bền vững, đạt mục tiêu 5.300ha thanh long ứng dụng công nghệ cao; 3.000ha thanh long đạt chuẩn VietGAP; 300ha thanh long đạt chuẩn GlobalGAP (04-NQ/HU ngày 05/10/2020).

Thanh long được trồng tại huyện Châu Thành - Long An từ những năm 1950, xuất hiện đầu tiên tại xã Dương Xuân Hội và xã Long Trì. Lúc đầu thanh long chỉ được trồng xung quanh nhà với cây trụ sống (cây vông, cây me tây) để ăn trái như các loại trái cây bình thường khác. Từ sau năm 1975, các tiến bộ kỹ thuật bắt đầu được ứng dụng và đã phát triển thành những vườn thanh long chuyên canh. Đặc biệt từ năm 1991, việc được áp dụng kỹ thuật dùng đèn chiếu sáng điều khiển cây thanh long ra hoa theo nhu cầu thị trường và chuyển dần cây trụ sống sang trụ đá hoặc xi-măng (ciment), cùng với các kỹ thuật bón phân, tưới nước đã giúp tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cây thanh long lên cao nhiều lần so với trồng lúa, nếp. Nhờ giá trị hiệu quả kinh tế cao của thanh long mà người dân Châu Thành trở nên khá giả, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng cao, từ mức thu nhập năm 2015 hơn 33 triệu đồng/năm đến 2020 đạt hơn 60 triệu đồng/năm.

Hiện nay, thanh long là cây trồng chủ lực của huyện Châu Thành (thời điểm cao nhất năm 2019 đạt 9.100ha; sản lượng 289.000 tấn/năm), người dân đã tổng kết rất nhiều kinh nghiệm quý được tích lũy trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, ngoài việc thanh long là việc làm, là thu nhập chính, thanh long còn là tình cảm quý mến, thanh long đã trở thành một giá trị văn hóa, tinh thần không thể thiếu của người dân Châu Thành.

Theo thông tin được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín, nổi tiếng thế giới như: Scientific reports, Sciencedirect, Healthline, Everyday health, …Thanh long được thế giới xem là loại "siêu trái cây" có ích cho sức khỏe, giàu vitamin C, B1, B2, B3 và các chất khoáng như sắt, canxi và phốt pho,…sản phẩm trái thanh long có giá trị dinh dưỡng tốt: thanh long có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp cơ thể chống quá trình lão hóa, thanh long chứa nhiều carotene giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, thanh long giàu chất béo bão hòa đơn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, thanh long giàu chất sắt giúp bổ máu, hàm lượng chất xơ cao trong thanh long giúp ngừa bệnh tiểu đường và hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt, thanh long Châu Thành hầu hết là thanh long ruột đỏ, có vị ngọt, mát, mọng nước, rắn chắc, không bở, vỏ mỏng, ít vị chua. Với các đặc điểm đó, trái thanh long Châu Thành không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn trở thành loại siêu trái cây có mặt tại nhiều thị trường nước ngoài (China, USA, Austrailia; Taiwan, New Zealand, ...) với chỉ dẫn địa lý  Châu Thành - Long An” (Chứng nhận số: 00085, Quyết định số 3957/QĐ-SHTT ngày 30/9/2020).

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Châu Thành” gắn với thanh long là giá trị văn hóa, tinh thần của người dân Châu Thành, cần thiết kế thừa và xây dựng văn hóa trong việc thực hiện Chương trình sản xuất thanh long bền vững. Trong phạm vi bài viết này, xin đề xuất nguyên lý 3-3-4, như sau:

Văn hóa trồng, chăm sóc thanh long (30%)

Để hình thành “Văn hóa trồng, chăm sóc thanh long”, trước tiên, người dân trồng thanh long phải được đào tạo, tập huấn để nắm vững kỹ thuật, quy trình. Thực hiện áp dụng với tinh thần trung thực và sáng tạo, đảm bảo sản phẩm trái thanh long vừa ngon về chất lượng, đẹp về mỹ quan vừa thể hiện được sự trân trọng với khách hàng tiêu dùng.

Văn hóa trồng, chăm sóc thanh long” không chỉ chăm bón cây thanh long để mong muốn có vụ thu hoạch năng suất cao, chất lượng đạt chuẩn GAP, mà còn là môi trường, khung cảnh vườn thanh long đẹp, còn là tình yêu, là sự hưởng thụ không gian lao động, không gian sống. Người trồng thanh long nhất thiết phải là người hưởng thụ trước tiên sản phẩm mình làm ra, vừa để cảm nhận được thành quả lao động của mình, vừa để kiểm tra, đánh giá thành quả được kết tinh đó, làm nền tảng để cải tiến, sáng tạo nâng cao giá trị.

Ở mức độ cao hơn của Văn hóa trồng, chăm sóc thanh long” khi người trồng, chăm sóc thanh long chủ động kết nối, liên kết bền vững (tổ hợp tác, hợp tác xãcâu lạc bộhiệp hội,…) để hình thành hệ sinh thái của vùng nguyên liệu thanh long với chất lượng đồng đều, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của chỉ dẫn địa lý trái thanh long “Châu Thành Long An”. Hệ sinh thái phát triển đến lúc đủ mạnh, để có thể chủ động quyết định được giá trị trái thanh long, quyết định đối tượng khách hàng ưu tiên của riêng mình.

Văn hóa thu hoạch, chế biến thanh long (30%)

Văn hóa thu hoạch, chế biến thanh long” được kế thừa từ Văn hóa trồng, chăm sóc thanh long”, bằng sự trân quí, nâng niu trong quá trình thu hoạch. Vừa đảm bảo chất lượng, mỹ quan sản phẩm trái thanh long, vừa nâng cao giá trị sản phẩm trái thanh long, đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn tốt nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm, được chứng nhận đủ điều kiện tham gia và hội nhập thị trường trái cây ngon.

Để đảm bảo tính “Văn hóa thu hoạch, chế biến thanh long” cần thiết có sự đầu tư về thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại, đảm bảo từ quá trình thu hoạch, vận chuyển, làm sạch, phân loại, bao gói,… càng làm tăng thêm giá trị trái thanh long; Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác các sản phẩm phụ, các sản phẩm thứ cấp để càng làm tăng thêm giá trị kinh tế ngành sản xuất thanh long. Các nhà máy chế biến trái thanh long cần thiết được chứng nhận đủ điều kiện về không gian sản xuất, trang thiết bị kiểm nghiệm cần thiết, qui trình sản xuất đảm bảo an toàn, được chứng nhận hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng, dây chuyền sản xuất luôn được quan tâm, được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại,...

Văn hóa thu hoạch, chế biến thanh long” cần thiết có công nhân, lao động được đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn; người lao động được đảm bảo các điều kiện về mức sống, môi trường làm việc, được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp, được khen thưởng, du lịch nghỉ dưỡng và đảm bảo an sinh xã hội, …từ đó người lao động làm việc với tinh thần và trách nhiệm tốt nhất, năng suất lao động cao nhất, sản phẩm làm ra chất lượng nhất, hấp dẫn nhất.

Văn hóa phân phối, tiêu dùng thanh long (40%)

Kế thừa và phát huy Văn hóa thu hoạch, chế biến thanh long”, Văn hóa trồng, chăm sóc thanh long”, Văn hóa phân phối, tiêu dùng thanh long đảm bảo tính ổn định, bền vững cho cả ngành sản xuất thanh long. Trước nhất, ngành hàng thanh long cần được phân phối trên nền tảng của thị trường truyền thống, ổn định. Văn hóa phân phối đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu, thể hiện tính minh bạch và trách nhiệm. Việc mở rộng thị trường là xu hướng cần thiết cho phát triển, tuy nhiên phải đi cùng với nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng đồng nhất. Thực hiện mở rộng đồng thời với ổn định thị trường, cạnh tranh bằng chất lượng vượt trội, dịch vụ hấp dẫn, trách nhiệm với nhà phân phối, trách nhiệm với người tiêu dùng.

Văn hóa phân phối, tiêu dùng thanh long cần thiết đa dạng phương thức phân phối, đa dạng sản phẩm hấp dẫn, sản phẩm bổ ích cho sức khỏe mang tính khác biệt rõ nét về chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được. Cần các nghệ thuật kết hợp hài hòa yếu tố môi trường, bối cảnh với tiêu dùng sản phẩm từ trái thanh long, thể hiện được sự tinh túy của thiên nhiên, hòa quyện vào người thưởng thức.

Văn hóa phân phối, tiêu dùng thanh long đồng thời đảm bảo cân bằng lợi ích, minh bạch trách nhiệm theo nguyên lý 3-3-4, cụ thể là: 30% người trồng, chăm sóc - 30% thu hoạch, chế biến - 40% phân phối tiêu dùng. Đảm bảo tính ổn định, bền vững của cả ngành hàng trái thanh long./.

Nguyễn Văn Khải – PBT, Chủ tịch UBND huyện

Các tin khác